NGƯỜI MẮC BỆNH TIM MẠCH NÊN ĂN GÌ? 5 THỰC PHẨM NÊN BỔ SUNG - Bác Sĩ Mai Hoa

NGƯỜI MẮC BỆNH TIM MẠCH NÊN ĂN GÌ? 5 THỰC PHẨM NÊN BỔ SUNG

Tim mạch nên ăn gì? Bs Mai Hoa

“Bệnh tim mạch nên ăn gì?” là câu hỏi được các bệnh nhân tim mạch quan tâm và đặt cho Bs Mai Hoa rất nhiều trong thời gian gần đây. Để kiểm soát các yếu tố nguy cơ (như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường, hút thuốc lá, ít vận động,…) thì điều chỉnh chế độ ăn uống là những nguyên tắc quan trọng trong việc dự phòng và điều trị các bệnh lý về tim mạch.

Tăng cholesterol trong máu là nguyên nhân chính gây xơ vữa động mạch. Điều này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, và động mạch vành. Với người bị bệnh tim mạch, chế độ ăn uống chứa quá nhiều cholesterol và chất béo sẽ làm tăng nguy cơ gây ra tình trạng tim yếu.

Thông qua bài viết này Bs Mai Hoa sẽ chia sẻ với mọi người về vấn đề này. Hãy cùng theo dõi bài viết này để biết rõ hơn về chế độ ăn uống cho bệnh tim mạch nhé!

Mọi người có thể tham khảo thêm: về viên uống dầu nhuyễn thễ Omega 3 Krill

1. Tim mạch nên ăn gì? Ăn ngũ cốc nguyên hạt

Tim mạch nên ăn gì? Ăn ngũ cốc nguyên hạt Bs Mai Hoa
Tim mạch nên ăn gì? Ăn ngũ cốc nguyên hạt Bs Mai Hoa

Các loại ngũ cốc nguyên hạt chẳng hạn như: yến mạch, diêm mạch, lúc mạch đen, gạo lứt, ngô, kê,… là nguồn cung cấp chất xơ tan tốt, các loại vitamin nhóm B, sắt, axit folic, selen, kali và magie vừa có tác dụng làm đẹp, vừa giúp điều hòa cholesterol máu, cải thiện sức khỏe tim mạch.

2. Ăn nhiều trái cây

Trong số các loại trái cây được đề cập ở đây bao gồm chuối, cam, quýt, dưa hấu, dưa lưới, lựu, dâu tây, và trái cây sấy, tất cả đều có lợi cho tim mạch. Chuối và nhiều loại hoa quả khác chứa một lượng kali khá cao, đây là một loại khoáng chất có lợi, giúp kiểm soát huyết áp, duy trì áp lực dòng máu và sự hoạt động của tim.

Hơn nữa, các loại trái cây này cũng giàu chất xơ, giúp giảm hấp thụ cholesterol xấu trong máu, nguy cơ gây ra các bệnh tim mạch không mong muốn.

3. Tim mạch nên ăn gì? ăn các loại hạt và đậu

Tim mạch nên ăn gì? ăn các loại hạt và đậu Bs Mai Hoa
Tim mạch nên ăn gì? ăn các loại hạt và đậu Bs Mai Hoa

Đậu Hà Lan, đậu xanh, hạnh nhân, óc chó và đặc biệt là hạnh nhân được biết đến với khả năng giảm hàm lượng cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) trong cơ thể.

Ngoài ra, chúng cũng là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng có lợi cho tim và sức khỏe tổng thể như protein, vitamin, chất xơ, đặc biệt là acid béo bão hòa omega-3 giúp điều hòa chức năng của hệ tim mạch, ngăn ngừa sự hình thành các mảng bám trong thành động mạch, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

4. Bổ sung vào chế độ ăn nhiều rau xanh

Rau xanh là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn hằng ngày, mang đến nhiều lợi ích ngăn ngừa lão hóa và phòng chống các loại bệnh. Đặc biệt, các loại rau thuộc họ cải (như bông cải, bó xôi, …) đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe tim mạch.

Các loại rau này cung cấp nhiều chất chống oxy hóa, bao gồm vitamin C, E và beta carotene – tiền chất của vitamin A. Hơn nữa, chúng cũng giàu chất xơ, ít chất béo xấu và cholesterol. Vì thế, hãy đảm bảo thực đơn hàng ngày của bạn đa dạng với các loại rau có màu sắc khác nhau.

5. Tim mạch nên ăn gì? Nên bổ sung ăn cá

 Nên bổ sung ăn cá Bs Mai Hoa
Nên bổ sung ăn cá Bs Mai Hoa

Bởi cá là nguồn chất đạm quan trọng rất có lợi cho sức khỏe bởi chúng điều hòa lượng chất béo trong cơ thể, giảm cholesterol một cách đáng kể nhờ hàm lượng lớn acid béo bão hòa omega-3. Acid béo omega-3 có tác dụng làm giảm triglyceride máu, cải thiện chức năng động mạch và giảm huyết áp.

Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến nghị nên ăn 2-3 lần cá/tuần, như: Cá hồi, cá mòi, cá thu, cá ngừ,…

6. Một số nguyên tắc cần lưu ý cho người bệnh tim mạch

Một chế độ ăn khoa học đóng vai trò trong điều trị bệnh tim mạch, một số nguyên tắc cần lưu ý trong thực đơn cho một trái tim khỏe mạnh như:

  • Hạn chế muối và các thực phẩm giàu natri như thực phẩm chế biến sẵn, đồ hộp.
  • Tăng cường các thực phẩm giàu chất xơ.
  • Cân bằng khoáng chất kali trong khẩu phần ăn.
  • Hạn chế các loại chất béo không lành mạnh như da, mỡ, nội tạng, dầu cọ, bơ thực vật margarine.
  • Không sử dụng rượu, bia, thuốc lá.

Ngoài việc tránh các thực phẩm không tốt cho sức khỏe và làm tăng cholesterol, người bệnh tim cần tăng cường việc sử dụng những thực phẩm có lợi.

Để có một thực đơn hợp lý cho tim mạch, hãy lên kế hoạch hàng ngày. Trước tiên, xác định những thực phẩm cần có trong chế độ ăn uống lành mạnh cho tim và những loại thực phẩm nên hạn chế.

Xây dựng thực đơn hàng ngày dựa trên sáu lời khuyên được đề cập ở trên. Hãy ưu tiên rau, trái cây và ngũ cốc khi lựa chọn thực phẩm cho mỗi bữa ăn chính và bữa ăn nhẹ. Hạn chế sử dụng các thực phẩm mặn, chứa nhiều muối và thay vào đó, chọn các nguồn protein gọn nhẹ và chất béo lành mạnh.

Hơn nữa, hãy thay đổi đều đặn thực đơn cho các bữa ăn để mang lại sự đa dạng và thú vị. Điều này giúp đảm bảo rằng cơ thể của bạn được cung cấp đầy đủ những chất dinh dưỡng cần thiết.

Mọi người còn điều gì thắc mắc có thể nhắn tin để Bs Mai Hoa tư vấn trực tiếp cho mọi người. Và đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo để cập nhật thêm nhiều kiến thức hay về sức khỏe nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *